Press Centre

Doanh nghiệp

Grab triển khai sáng kiến số hóa chợ truyền thống, hỗ trợ tiểu thương trong giai đoạn bình thường mới

  • Hỗ trợ tiểu thương chợ truyền thống mở sạp hàng online trên GrabMart để không bị bỏ lại phía sau trong nền kinh tế số.
  • Cam kết hỗ trợ truyền thông, khuyến mại để tăng nhận diện thương hiệu cho chợ truyền thống với tổng ngân sách lên đến hơn 5 tỷ đồng từ nay đến hết Tết Nguyên đán.
  • Đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy mua sắm trực tuyến và chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.

  • Việt Nam, ngày 29 tháng 12 năm 2020 Grab Việt Nam hôm nay công bố chính thức triển khai sáng kiến số hóa chợ truyền thống, hỗ trợ các tiểu thương tại các chợ truyền thống khắp cả nước chuyển sang kinh doanh trên nền tảng online của GrabMart, từ đó có thể tiếp cận thêm lượng khách hàng mới và tận dụng nền tảng giao hàng rộng khắp của Grab để duy trì hoạt động kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới. Việc số hóa chợ truyền thống cũng tạo thêm cơ hội thu nhập cho đối tác tài xế, thêm lựa chọn mua lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho khách hàng, nhất là trong mùa mua sắm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Sáng kiến này là một phần trong lộ trình thực hiện sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng với mục tiêu góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số và mang đến những thay đổi tích cực về kinh tế – xã hội cho mọi người dân Việt Nam.

    Dù các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị hay cửa hàng tiện lợi đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa… vẫn duy trì mức phát triển ổn định. Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, doanh thu trên dưới 10 tỷ USD mỗi năm. Còn theo Kantar Worldpanel Việt Nam, các kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân

    Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, các chợ truyền thống đang bị đặt dưới áp lực phải chuyển đổi số để duy trì hoạt động. Xu hướng tiêu dùng chuyển từ offline sang online ngày càng rõ nét kéo theo nhu cầu mua sắm online tăng vượt bậc, trong khi các tiểu thương chợ truyền thống lại thiếu hẳn kinh nghiệm, công cụ và nguồn lực để chuyển đổi số.

    “Dịch Covid-19 đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng đặt ra áp lực chuyển đổi số cho mọi thành phần trong nền kinh tế, nhất là với các doanh nghiệp truyền thống và doanh nghiệp nhỏ vốn chủ yếu hoạt động offline. Họ cần ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong nền kinh tế số. Việc giúp tiểu thương chợ truyền thống có được cửa hàng online trên GrabMart sẽ hỗ trợ họ duy trì hoạt động và thích nghi tốt hơn trong giai đoạn bình thường mới. Sáng kiến này cũng là một phần trong cam kết Grab Vì Cộng Đồng của Grab tại Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy mua sắm trực tuyến và chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ.” bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, cho biết.

    Từ tháng 09/2020, Grab đã thử nghiệm đưa chợ truyền thống lên nền tảng GrabMart tại Đà Nẵng và Hà Nội với những kết quả bước đầu rất tích cực, với số lượng đơn hàng trung bình hằng ngày vào tháng 12/2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước đó. 

    Ứng dụng công nghệ và tận dụng mạng lưới dịch vụ rộng lớn để hỗ trợ chợ truyền thống chuyển đổi số

    Việt Nam là nước thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á mà Grab triển khai sáng kiến số hóa chợ truyền thống. Việc hỗ trợ các tiểu thương chợ truyền thống chuyển đổi số phù hợp với định hướng đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số của Chính phủ, đặc biệt trong giai đoạn bình thường mới. Thông qua sáng kiến này, nền tảng Grab có thể mang đến lợi ích toàn diện và thiết thực cho mọi người dùng trong hệ sinh thái.

    Các tiểu thương có thể mở sạp hàng online trên GrabMart, từ đó tiếp cận được với nền tảng khách hàng rộng lớn và mạng lưới đối tác giao hàng rộng khắp của Grab. Họ cũng có thể tận dụng ưu thế công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh trên nền tảng số của Grab, siêu ứng dụng đa dịch vụ hàng đầu Việt Nam, để có thêm đơn hàng và tăng thêm doanh thu.

    Các đối tác tài xế có thêm cơ hội nâng cao thu nhập khi có thể vừa chở khách, giao thức ăn, giao hàng hóa, giao nhu yếu phẩm.

    Người dùng có thêm một lựa chọn mua các mặt hàng thiết yếu đa dạng như rau, củ, quả, thịt, cá, sữa, hoa tươi… từ các sạp hàng tại chợ truyền thống một cách tiện lợi, an toàn và nhanh chóng chỉ trong vòng 1 giờ.

    Hiện tại, GrabMart đang mang đến lợi ích thiết thực cho gần 100 tiểu thương tại các chợ truyền thống tại Đà Nẵng, Hà Nội và TP.HCM, bao gồm chợ Nghĩa Tân, chợ Thành Công, chợ Ngọc Khánh, chợ Hữu Tiệp, chợ Linh Lang, chợ Cống Vị, chợ Bưởi (Hà Nội); chợ Hàn, chợ Cồn (Đà Nẵng); chợ Hòa Hưng, chợ Bà Chiểu, chợ Tân Mỹ, chợ Tân Bình (TP.HCM). Grab Việt Nam đặt mục tiêu sẽ tăng số lượng tiểu thương tại 3 thành phố này lên gấp 10 lần trước cuối năm 2021. 

    Cam kết hỗ trợ truyền thông, khuyến mại lên đến 5 tỷ đồng từ nay đến hết Tết Nguyên đán Tân Sửu

    Với sáng kiến số hóa chợ truyền thống, từ nay đến hết Tết Tân Sửu, Grab cam kết thực hiện các hoạt động hỗ trợ truyền thông, khuyến mại để tăng nhận diện thương hiệu cho chợ truyền thống trên GrabMart với tổng ngân sách dự kiến lên đến hơn 5 tỷ đồng. Đây cũng là cách Grab góp phần giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa của chợ truyền thống đến gần hơn thế hệ trẻ – thành tố chính trong nền kinh tế số.

    Các hỗ trợ bao gồm: hỗ trợ tiểu thương đăng ký bán hàng trên GrabMart, hỗ trợ truyền thông và chi phí khuyến mại, hỗ trợ nâng cao hình ảnh của sạp hàng tại chợ. “Các hoạt động hỗ trợ này sẽ giúp các tiểu thương có thêm đơn hàng từ GrabMart để đáp ứng nhu cầu mua sắm lương thực, nhu yếu phẩm trong dịp cuối năm. Đặc biệt, thay vì phải chen chúc tại chợ, sắp tới khách hàng có thể tìm mua các mặt hàng như bánh, mứt, mâm ngũ quả… chuẩn bị cho Tết Tân Sửu ngay trên chợ truyền thống của GrabMart.” bà Nguyễn Thái Hải Vân cho biết thêm.

    Nhân dịp chính thức triển khai sáng kiến số hóa chợ truyền thống tại Việt Nam, người dùng có thể nhập mã khuyến mại SAMTET để được miễn phí giao hàng với giá trị tối đa 22.000đ cho tất cả đơn hàng từ chợ truyền thống được đặt trên GrabMart, áp dụng từ hôm nay đến hết ngày 14/02/2021.  

    GrabMart được Grab triển khai tại Việt Nam từ tháng 03/2020 nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm lương thực và hàng hóa thiết yếu của người dân trong trong giai đoạn dịch Covid-19. Theo dữ liệu của Grab, trong quý 3/2020, tổng số lượng đơn hàng trung bình hàng ngày của GrabMart đạt mức tăng trưởng 3 con số, số lượng đối tác tăng gấp 7 lần so với quý trước đó. GrabMart cũng đang góp phần thúc đẩy xu hướng không dùng tiền mặt với 70% đơn hàng được thực hiện không dùng tiền mặt. Hiện GrabMart đang là đối tác tin cậy của các đối tác bán lẻ uy tín lẫn các cửa hàng nhỏ lẻ, bao gồm BigC, Co.opXtra, Co.op Food, Lotte, Farmers’ Market, Annam Gourmet, Dalat Hasfarm, Coca-Cola, Meat World, G Kitchen…

    Xem tin tức các nước khác

    Theo dõi các kênh truyền thông khác của Grab

    • Facebook
    • LinkedIn
    • Instagram
    • Twitter
    Others

    Grab bổ nhiệm ông Alejandro Osorio làm Giám đốc Điều hành của Grab Việt Nam

  • Ông Alejandro Osorio sẽ phụ trách tổng thể về tầm nhìn, chiến lược phát triển và vận hành cho tất cả hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam.
  • Ông Alejandro sẽ tập trung mang năng lực và kinh nghiệm từ các thị trường toàn cầu, kết hợp với sự thấu hiểu chiến lược và cách thức triển khai phù hợp với từng địa phương, để thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của Grab Việt Nam.

  • An toàn và Xã hội

    Grab trao tặng gần 80 tấn gạo và 8.000 thùng mì gói, hỗ trợ đối tác tài xế vượt qua khó khăn trong dịch COVID-19

  • Trao tặng gần 80 tấn gạo và 8.000 thùng mì gói cho đối tác tài xế Grab có hoàn cảnh khó khăn, tiếp sức cho đối tác vượt qua dịch COVID-19.
  • Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình “Cùng Grab chung tay - Vững vàng vượt khó”, trích từ khoản ngân sách 70 tỷ đồng đã được Grab công bố trước đó.

  • Doanh nghiệp

    Grab sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số

  • Grab sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam trong 5 năm tới để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính (fintech), công nghệ di động mới (mobility) và logistics. Khoản đầu tư này tiếp nối sự tăng trưởng mạnh mẽ của Grab trong nửa đầu năm 2019 trên cả ba lĩnh vực kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn và thanh toán điện tử.
  • Grab công bố lộ trình thực hiện sứ mệnh Công nghệ vì cộng đồng (Tech For Good) với mong muốn góp phần giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư, xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng và tạo lập một môi trường bền vững cho tương lai.