Press Centre

Business

Grab phối hợp cùng Microsoft nâng cao kỹ năng công nghệ miễn phí cho đối tác tài xế tại Việt Nam

  • Chương trình học trực tuyến Microsoft hoàn toàn miễn phí nhằm cung cấp các kiến thức công nghệ và kỹ năng số cơ bản cho toàn bộ đối tác tài xế Grab tại Việt Nam.
  • Là một phần của sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng nhằm góp phần xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng và mang đến nhiều cơ hội cho người dân Việt Nam trong nền kinh tế số.
  • Là một trong những nỗ lực của Microsoft trong sứ mệnh trang bị kiến thức và kỹ năng số cho người dân Việt Nam, để không ai bị bỏ lại phía sau trước sự phát triển của công nghệ.

  • Việt Nam, ngày 10 tháng 04 năm 2020 — Grab, siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á, cùng Microsoft chính thức công bố triển khai dự án nâng cao kỹ năng và phổ biến kiến thức công nghệ dành cho toàn bộ đối tác tài xế Grab tại Việt Nam. Dự án bao gồm hàng loạt chương trình học trực tuyến hoàn toàn miễn phí tại GrabAcademy trên ứng dụng tài xế của đối tác, cung cấp cho đối tác các thông tin cơ bản và cần thiết về công nghệ, sử dụng internet hiệu quả và các kỹ năng số cơ bản khác… 

    Dự án nâng cao kỹ năng và phổ biến kiến thức công nghệ hợp tác cùng Microsoft là một phần trong sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng (Grab for Good) đã được Grab Việt Nam công bố vào tháng 8/2019. Dự án sẽ góp phần xây dựng lực lượng đối tác tài xế có kỹ năng công nghệ, ủng hộ mục tiêu nâng cao hiểu biết cho người dân về tài chính và kỹ thuật số, qua đó đóng góp một phần vào mục tiêu quốc gia là có được 65-70% dân số hiểu biết về hai lĩnh vực này.

    Toàn bộ chương trình học trực tuyến bao gồm 3 nội dung chính được chia thành 14 chủ đề từ cơ bản đến nâng cao, từ giới thiệu về web, cách tìm kiếm thông tin, tạo email, đặt mật khẩu an toàn… đến nhận diện các rủi ro lừa đảo trực tuyến, bảo mật thông tin cá nhân, sử dụng thông tin văn minh… Sau khi hoàn thành khóa học với mức đánh giá đạt yêu cầu, đối tác tài xế sẽ được cấp chứng chỉ của Microsoft.

    Dự án này là một trong những nỗ lực của Microsoft trong hành trình trang bị kỹ năng số và mở rộng cơ hội việc làm cho người dân Việt Nam trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế 4.0, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đào tạo kỹ năng số cho 20 triệu người ở Châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn.

    Ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám Đốc Microsoft Việt Nam, chia sẻ: “Gần 25 năm có mặt tại Việt Nam, Microsoft luôn đồng hành cùng chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như các doanh nghiệp có cùng chí hướng trong việc thúc đẩy hành trình chuyển đổi số của quốc gia, giúp Việt Nam tiến xa hơn trong cuộc đua 4.0. Các hoạt động chiến lược của Microsoft tại Việt Nam đều xoay quanh công tác Xây Dựng – Bảo Vệ – Giáo Dục – hướng tới một Việt Nam số hóa trong tương lai. Sự hợp tác lần này với Grab nằm trong chuỗi hoạt động về Giáo Dục của Microsoft tại Việt Nam, đồng thời, cũng là cam kết của Microsoft để không ai bị bỏ lại phía sau trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Chúng tôi mong rằng sau chương trình đào tạo công nghệ của Microsoft, các tài xế của Grab sẽ phần nào tự tin và vững bước hơn trên con đường số hóa của bản thân mình, cũng như của chính Việt Nam.”

    Sau Indonesia, Việt Nam là quốc gia thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á mà Grab hợp tác cùng Microsoft triển khai dự án nâng cao kỹ năng công nghệ cho người dân trong khu vực. Bà Nguyễn Thái Hải Vân, Giám đốc Điều hành Grab Việt Nam, cho biết: “Grab luôn cam kết tiếp tục đóng góp tích cực vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội, cũng như vào công cuộc thực hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 của Việt Nam. Thông qua sứ mệnh Grab Vì Cộng Đồng, chúng tôi mong muốn giúp công nghệ có thể nằm trong tầm tay của rất nhiều người, để mọi người dân Việt Nam đều có thể được hưởng lợi ích từ nền kinh tế số. Chúng tôi rất hào hứng khi giờ đây đối tác tài xế Grab có thể học hỏi những kỹ năng công nghệ mới từ các khóa học của Microsoft để từ đó có thêm nhiều lựa chọn và cơ hội để cải thiện cuộc sống của mình. Dự án này sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình chúng tôi góp phần phổ biến kiến thức và nâng cao năng lực công nghệ cho người dân Việt Nam.”

    Trước đó, cũng nằm trong mục tiêu góp phần xây dựng lực lượng lao động có kỹ năng, phát triển cơ sở hạ tầng để đầu tư đổi mới công nghệ cho đến năm 2020 theo định hướng của Chính phủ, Grab đã triển khai Grab Ventures Ignite, chương trình tăng tốc khởi nghiệp dành cho các startup giai đoạn đầu (early stage) tại Việt Nam, hướng đến việc nuôi dưỡng và hỗ trợ các startup phát triển thành những công ty hàng đầu trong hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ trong nước. Tìm hiểu thêm về Grab Ventures Ignite tại https://grb.to/GVI.

    Visit our country press centres

    Media Inquiries

    Contact the Grab media team

    Follow us on Grab social channels

    • Facebook
    • LinkedIn
    • Instagram
    • Twitter
    Others

    Grab appoints Alejandro Osorio as Managing Director of Grab Vietnam

  • Alejandro Osorio will oversee vision, business strategy and operations across all of Grab’s businesses in Vietnam.
  • Alejandro to focus on bringing a global perspective with hyperlocal strategy and execution to power the next phase of growth for Grab Vietnam.

  • Social Impact & Safety

    Grab trao tặng gần 80 tấn gạo và 8.000 thùng mì gói, hỗ trợ đối tác tài xế vượt qua khó khăn trong dịch COVID-19

  • Trao tặng gần 80 tấn gạo và 8.000 thùng mì gói cho đối tác tài xế Grab có hoàn cảnh khó khăn, tiếp sức cho đối tác vượt qua dịch COVID-19.
  • Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình “Cùng Grab chung tay - Vững vàng vượt khó”, trích từ khoản ngân sách 70 tỷ đồng đã được Grab công bố trước đó.

  • Business

    Grab to invest US$500 million more into Vietnam to spur development of digital economy

  • Grab will invest US$500 million more over 5 years to tap opportunities in fintech, new mobility solutions and logistics. Investment follows strong H1 growth in Vietnam in transport, food delivery and payments.
  • Grab announces ‘Tech For Good’ development roadmap that will help lift local communities from poverty, build a highly-skilled Vietnamese workforce and create an environmentally sustainable future.